Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Các loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị

Ngành công nghiệp bán lẻ vẫn luôn là một thị trường béo bở tại Việt Nam khi vấn đề thực phẩm sạch luôn là mối quan tâm lo lắng của tất cả người tiêu dùng. Việc kinh doanh siêu thị ngày nay vẫn luôn là đầu tư có lợi nhuận cao với sự thành công của các nhà bán lẻ lớn như Big C, Vinmart, hay các cửa hàng bán lẻ nhỏ như Clever Food, My Food.

Nếu bạn có một nguồn vốn dồi dào, bạn có thể mở một siêu thị lớn, nếu có nguồn vốn hạn chế hơn, hãy nghĩ đến việc kinh doanh một siêu thị mini hay một cửa hàng thực phẩm. Sau khi đã hoàn tất kế hoạch kinh doanh bao gồm về địa điểm, ngân sách, nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu đầu vào,… thì kinh doanh siêu thị mini hay cửa hàng thực phẩm sạch có một mối quan tâm lo lắng nữa là làm thế nào để có thể giữ thực phẩm được tươi ngon mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng?

Các siêu thị lớn hay các siêu thị, cửa hàng mini luôn dùng các loại tủ kệ trưng bày vừa nhằm mục đích bảo quản thực phẩm, vừa tiện lợi cho khách hàng trong việc mua sắm, vừa có tính thẩm mỹ cao. Nhưng bạn đã phân biệt được các loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị dùng cho các sản phẩm nào?

Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị giúp bảo quản cũng như trưng bày thực phẩm như tủ mát để rau củ quả, tủ đông để trưng bày thực phẩm, tủ kệ gỗ để hàng hóa. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất cũng như lựa chọn được loại tủ phù hợp với việc kinh doanh của bạn.

sieu-thi

1. Tủ mát để rau củ quả

Rau củ quả có thể nói là trong những mặt hàng thiết yếu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhất, do đó, nếu bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng này, thì đây là lựa chọn rất đúng đắn.

Tại Việt Nam, thị trường hoa quả rất phong phú. Vốn tại Việt Nam đã nổi tiếng là một nước có nhiều loại hoa quả tươi ngon, chưa kể đến còn có các dòng hoa quả được nhập khẩu từ nước ngoài.

Việc buôn bán hoa quả tươi thì nhất định phải tích trữ, nhưng nếu không có biện pháp bảo quản tốt nhất sẽ dẫn đến hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng mất đi một lượng chi phí đáng kể

Do vậy, một trong những tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị mà bạn không thể không có đó chính là tủ mát trưng bày. Ngoài chức năng bảo quản rau củ quả thì tủ mát còn có một chức năng khác đó là trưng bày sản phẩm.

Hiện nay có 2 loại tủ mát trưng bày siêu chị chính là tủ có cửa và tủ không có cửa. Đối với tủ không cửa thì giúp cho khách hàng dễ dàng chọn lựa hoa quả, rau củ được trưng bày trên kệ. Tuy nhiên loại tủ này sẽ bị thất thoát nhiệt năng khá nhiều nên gây tốn điện hơn. Còn với tủ kính thì với tấm kính trong suốt, vừa giúp cho khách hàng có thể quan sát được sản phẩm, vừa giúp cho bạn tránh thất thoát nhiệt điện, tăng khả năng tiết kiệm điện tối ưu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng để trưng bày nước ngọt hoặc các loại đồ uống khác mà siêu thị kinh doanh.

Có thể thấy rằng, một chiếc tủ mát để rau củ quả sẽ là một loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị của bạn.

tu-mat-trung-bay-sieuthi

2. Tủ đông để trưng bày thực phẩm

Tủ đông trưng bày siêu thị được sử dụng rất phổ biến tại các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn hãy chuỗi các siêu thị lớn nhỏ. Tại sao tủ đông lại là loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị của bạn?

Bạn có đang kinh doanh các thực phẩm như thịt, cá hay các loại thực phẩm cần phải được đông lạnh? Bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường tự nhiên đều là các nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc duy trì chất lượng cũng như cấu trúc của sản phẩm. Các sản phẩm này nếu không sử dụng ngay rất dễ hỏng nếu để trong môi trường nhiệt độ thường. Kính cường lực của tủ đông có tác dụng tách biệt sản phẩm với môi trường bên ngoài, ngăn các tác nhân xấu, bui bên ngoài, giữ nhiệt độ phù hợp bên trong. Có thể thấy rằng, đảm bảo giữ được nhiệt phù hợp và ổn định với sản phẩm cũng như mang nguyên được vị tươi ngon của sản phẩm đến với tay khách hàng là điều mà bất kỳ một chủ cửa hàng hay chủ một siêu thị đều mong muốn. Do những lí do trên, tủ đông được xem như một lại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị của bạn.

Xem ngay : Tủ đông Berjaya chính hãng, chất lượng nhập khẩu từ Malaysia

 

tu-dong-trung-bay

 

3. Tủ kệ gỗ để hàng hóa

Kệ gỗ để hàng hóa là một loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị, được dùng để trưng bày hàng hóa, giúp tiết kiệm diện tích, vừa có tác dụng trang trí lại vừa tạo nên không gian chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nó giúp thuận lợi cho việc sắp xếp hàng hóa, chứa đựng, vệ sịnh hàng hóa, đồng thời mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và mang lại trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng. Đây cũng được xem là loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị  của bạn.

4. Nhà cung cấp tủ mát, tủ đông uy tín tại Hà Nội

Trên đây là bài viết Các loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn mua tủ trưng bày ở đâu vừa có chất lượng tốt, giá cả lại phù hợp với túi tiền nhất thì liên hệ ngay với chúng tôi.

Tại Việt Nam, CÔNG TY TNHH TM&DV STERNA TOÀN CẦU tự hào là một trong những nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Berjaya. Berjaya có hơn 28 năm kinh nghiệm sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết bị lạnh công nghiệp và các loại tủ kệ trưng bày nên có trong siêu thị  như phẩm tủ mát Berjaya, tủ đông Berjaya, bàn mát Berjaya, bàn đông Berjaya,… Các sản phẩm của Berjaya đã được tin dùng bởi các chuyên gia trên thế giới cũng như các nhà hàng, khách sạn và các siêu thị lớn, nhỏ, của hàng thực phẩm.

Chúng tôi luôn mong muốn mang đến các sản phẩm chất lượng với dịch vụ tận tâm, chu đáo nhất và cam kết sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.

Chính vì vậy, ngay lúc này đây, hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888 để được tư vấn thông tin chi tiết nhất cũng như những ưu đãi hấp dẫn nhất.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888

Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0979.931.945

Địa chỉ: Số 447, Đường Phúc Diễn, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Email: sales.tutrungbay@gmail.com

Website: https://tutrungbay.com.vn

 

Bài viết được chia sẻ từ website : https://ift.tt/2RCyUj8


https://ift.tt/3dZ2F7R

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Các mô hình kinh doanh siêu thị mini được các chuyên gia gợi ý khuyên dùng

Mô hình kinh doanh là một phạm trù rất rộng và khá trừu tượng. Để bắt đầu thực hiện một ý tưởng kinh doanh nào đó các chủ đầu tư đều phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho mình. Điều này vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Và bài viết ngày hôm nay sẽ hướng tới đối tượng cụ thể là siêu thị mini. Một ý tưởng kinh doanh cực kỳ hot và tiềm năng ở thời điểm hiện tại. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Có các mô hình kinh doanh siêu thị mini nào cho bạn lựa chọn? Khám phá ngay bài viết dưới đây cùng với Tủ Trưng Bày để tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp nhất và bắt đầu con đường khởi nghiệp nhé!

[caption id="attachment_4682" align="aligncenter" width="800"]Các mô hình kinh doanh siêu thị mini Các mô hình kinh doanh siêu thị mini được áp dụng thành công hiện nay là gì?[/caption]

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Một mô hình kinh doanh là một cấu trúc khái niệm hỗ trợ khả năng tồn tại của một sản phẩm hay công ty và giải thích cách các công ty hoạt động, làm ra tiền, và làm thế nào nó có ý định để đạt được mục tiêu của mình. Tất cả các quy trình và chính sách kinh doanh mà một công ty áp dụng và tuân theo là một phần của mô hình kinh doanh. Theo giáo sư quản lý Peter Drucker: "một mô hình kinh doanh có nhiệm vụ trả lời khách hàng của bạn là ai, bạn có thể tạo / thêm giá trị gì cho khách hàng và làm thế nào bạn có thể làm điều đó với chi phí hợp lý"

Và siêu thị mini được đánh giá là hình thức kinh doanh dạng quy mô nhỏ. Vậy có bao nhiêu mô hình cho hình thức này?

2. Các mô hình kinh doanh siêu thị mini thành công nhất hiện này

2.1. Mô hình cửa hàng độc lập

Đây là mô hình kinh doanh không còn xa lạ gì tại Việt Nam. Đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng kinh doanh từ một chủ đầu tư. Với mô hình này họ sẽ phải xây dựng và quyết định mọi thứ từ con số 0.

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có ưu nhược điểm riêng tùy thuộc việc bạn phân tích đánh giá tình hình thị trường, phân tích đối thủ và điều kiện sẵn có của bản thân ra sao để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Hiện nay rất nhiều cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini kinh doanh độc lập ra đời. Các chủ đầu tư nhìn thấy rằng tại địa điểm đó chưa xuất hiện mô hình kinh doanh dạng này. Thì đấy là cơ hội cho họ tự đầu tư và phát triển. Và tất nhiên từ việc  lên ý tưởng, lên kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, thuê nhân viên, hoạch định tài chính, nguồn hàng, trang thiết bị như tủ mát siêu thị, tủ đông siêu thị …Mọi thứ từ A-Z sẽ do chủ đầu tư quyết định.

[caption id="attachment_4683" align="aligncenter" width="800"]Các mô hình kinh doanh siêu thị mini (1) Đâu là mô hình kinh doanh siêu thị mini được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nhất?[/caption]

2.2. Mô hình cửa hàng có sẵn

Đây là một trong những mô hình kinh doanh siêu thị mini được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bạn sẽ không phải dành thời gian cho việc tìm mặt bằng, thiết kế trang trí, các khâu các bước như mô hình thứ nhất. Tuy nhiên lựa chọn loại hình kinh doanh này sẽ xảy ra 2 mặt. Nếu việc hoạt động kinh doanh của cửa hàng trong quá khứ tốt thì bạn được hưởng khá nhiều lợi ích. Khi đó bạn chỉ cần phát triển tiếp nền tảng có sẵn. Ngược lại sẽ bị ảnh hưởng không ít nếu nó hoạt động không tốt. Chính vì thế các chủ đầu tư cần tìm hiểu và đánh giá thật kỹ tất cả các yếu tố về cửa hàng trước khi quyết định kinh doanh. Hơn nữa siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi với quy nhỏ nên việc đánh giá cũng không quá phức tạp. Vì vậy đây là mô hình bạn có thể xem xét lựa chọn nhé!

2.3. Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Thay vì phải nghiên cứu phát triển tên tuổi thương hiệu, sản phẩm thì mô hình kinh doanh siêu thị mini dạng sang nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng. Nhượng quyền có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước.

Một ví dụ thực tế: Vào ngày 3/12/2019. Tập đoàn Vingroup đã quyết định nhượng chuỗi bán lẻ Vinmart và Vinmart+ cho Masan. Toàn bộ quyền kiểm soát công ty mới này thuộc về Masan, Vingroup chỉ đóng vai trò là cổ đông.

2.4. Mô hình cửa hàng đại lý

Mô hình kinh doanh siêu thị mini là sự kết hợp giữa 2 mô hình đó là nhượng quyền và độc lập. Ưu điểm của hình thức này đó là chủ đầu tư có thể bán đa dạng hơn các mặt hàng sản phẩm chứ không chỉ riêng

[caption id="attachment_4684" align="aligncenter" width="800"]Các mô hình kinh doanh siêu thị mini (2) Nên phân chia hàng hóa như thế nào cho từng loại mô hình kinh doanh?[/caption]

3. Một số mô hình siêu thị theo tỷ lệ hàng hóa

3.1. Mô hình siêu thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông

  • Ưu điểm: Đa dạng về sản phẩm và đối tượng khách hàng. Chủ yếu là các sản phẩm phổ thông dê bán dễ tiếp cận.
  • Nhược điểm: Tỷ lệ cạnh tranh khá cao, vì là đa dạng về đối tượng sử dụng nên khó xác định được tệp khách hàng tập trung.
  • Đối tượng phù hợp: Vùng nông thôn, các khu vực thu nhập bình quân thấp, vừa phải.

3.2. Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông, 40% hàng nhập khẩu

  • Ưu điểm: Điểm sáng của mô hình này đó là giúp bạn có thể tiếp cận được đối tượng khách hàng có thu nhập cao hơn mô hình trên một chút. Gia tăng hàng nhập khẩu giúp bạn tăng tỷ lệ % lợi nhuận. Và 60% hàng hóa phổ thông sẽ giúp cửa hàng duy trì được các mặt hàng cho người tiêu dùng. Vì có thểm 40$ hàng nhập khẩu nên sẽ giúp hạn chế được sự cạnh tranh.
  • Nhược điểm: Vẫn bị cạnh tranh từ đối thủ, phù hợp xu hướng ngắn, chưa định vị được cho khách hàng kinh doanh hàng nhập khẩu, mô hình này rất nhạy cảm nên cần phải có kiến thức kinh doanh để xây dựng.
  • Đối tượng phù hợp: Khu vực nông thôn phát triển, thị trấn, thị xã, thành phố.

3.3. Mô hình kinh doanh siêu thị mini 40% hàng hóa phổ thông, 60% hàng nhập khẩu 

  • Ưu điểm: 40% hàng phổ thông và 60% hàng nhập khẩu sẽ giúp cửa hàng tăng tỷ suất lợi nhuận cao lên đáng kể, giảm tỷ lệ cạnh tranh nên thời gian thu hồi vốn nhanh hơn so với 2 mô hình trên. Vì là tỷ trọng hàng nhập khẩu cao hơn nên chủ đầu tư dễ dàng xác định được tệp khách hàng tiềm năng là ai. Để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Đây được đánh giá là mô hình kinh doanh siêu thị mini cực kỳ thông minh. Dành thời gian nghiên cứu kỹ loại hình này nhé.
  • Nhược điểm: Doanh số thấp, người kinh doanh mô hình này cần phải có kiến thức chiều sâu, hiểu bản chất mô hình này.
  • Đối tượng phù hợp: Mô hình này phù hợp cho mở siêu thị mini ở chung cư với các khu vực có thu nhập cao, tập trung tệp khách hàng trung cao cấp nhiều

Chắc hẳn đến đây thì các bạn đã tìm được mô hình kinh doanh siêu thị mini phù hợp cho mình rồi đúng không nào? Hi vọng bài viết đa mang lại nhiều thông tin bổ ích cho quá trình khởi nghiệp của các nhà đầu tư. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì hãy chia sẻ nó với Tủ Trưng Bày, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn. Chúc các bạn thành công!

Chi tiết liên hệ:

Địa chỉ: Số 447, Đường Phúc Diễn, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888
Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0979.931.945
Email: sales.tutrungbay@gmail.com
Website: https://tutrungbay.com.vn

Bài viết được chia sẻ từ website : https://ift.tt/2RCyUj8


https://ift.tt/3bFBvl5

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Thay đổi hoặc là chết  – Kinh doanh cafe trong Mùa dịch Covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid-19 thu hút sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người thế giới. Sự bùng phát của nó khiến thị trường kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Riêng Việt Nam, theo tính toán sơ bộ bước đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  thì kinh tế nước ta có thể giảm từ 0.5% đến 1% so với mục tiêu đề ra năm 2020. Không nhìn đâu xa mọi thứ diễn ra ngay trước mắt, rất nhiều cửa hàng, quán nhậu, rạp chiếu phim đã đóng cửa dừng hoạt động. Rất nhiều tiểu thương kêu than thua lỗ vì sự bánh trướng của virus covid-19. Với các chủ đầu tư kinh doanh quán café thì sao? Họ đang gặp phải khó khăn gì và giải pháp nào giúp họ cứu vãn tình hình hiện tại? Hãy cùng Tủ Trưng Bày điểm qua và phân tích thông qua bài viết “Thay đổi hoặc là chết  - Kinh doanh cafe trong Mùa dịch Covid-19” nhé.

[caption id="attachment_4656" align="aligncenter" width="800"]kinh doanh cafe mua dich covid-19 Thực trạng không có khách diễn ra trong thời gian dài kể từ khi virus covid-19 bùng phát tại các cửa hàng cafe[/caption]

1. Chủ đầu tư đương đầu với thách thức gì khi Kinh doanh cafe trong Mùa dịch Covid-19?

Có thể khẳng định rằng, đại dịch covid-19  đã giáng một đòn rất nặng tới các tiểu thương trong đó có mô hình kinh doanh cửa hàng café. Tình trạng trăm người bán mười người mua đã kéo dài vài tháng gần đây. Khách hàng không có trong khi chủ đầu tư vấn phải chi trả tiền mặt bằng. Nhiều cửa hàng không trụ nổi đã phải đóng cửa. Đấy còn chưa kể, giá thuê mặt bằng tại Việt Nam luôn thuộc top cao trên thị trường Bất Động Sản thế giới. Cộng với việc thuê dài hạn từ 6 tháng đến 12 tháng khiến chủ đầu tư phải khóc ròng vì không biết xoay vốn kiểu gì?

Ngoài chi phí thuê mặt bằng còn rất nhiều loại chi phí khác như: Lương nhân viên, chi phí vận hành cửa hàng (điện, nước, nguyên liệu…) Họ cũng đau đầu trong việc đắn đo xem có nên sa thải nhân viên không? Làm sao để duy trì trong khi khách không có mà vẫn phải chi trả nhiều loại chi phí khác. Dành rất nhiều vốn và thời gian cho việc lên ý tưởng trang trí quán cafe, setup đầu tư chẳng lẽ lại buông xuôi như vậy sao? 

[caption id="attachment_4657" align="aligncenter" width="800"]Thay đổi hoặc là chết - Kinh doanh cafe trong Mùa dịch Covid-19” nhé. (2)       Chuỗi hệ thống cafe nổi tiếng Urban station Coffe đã thông báo đóng cửa toàn hệ thống vì covid-19[/caption]

2. Giải pháp cho kinh doanh café trong mùa dịch Covid-19

2.1. Thương lượng với chủ cho thuê về chi phí mặt bằng.

Tiền thuê mặt bằng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất khiến các nhà đầu tư không trụ được và buộc phải đóng cửa. Vậy khó ở đâu chúng ta sẽ giải quyết ở đó. Nếu chi phí thuê cửa hàng quá cao thì bạn có thể đàm phán thương lượng với chủ nhà để được hỗ trợ. Bạn có thể tiến hành đàm phán để thanh toán trước một phần hoặc dời ngày thanh toán. Đã không ít chủ nhà chủ động hạ giá để vừa giúp đỡ cho tiểu thương vừa giúp họ duy trì nguồn thu nhập. Bởi vì trường hợp thuê ngắn hạn thì khi cửa hàng đóng cửa, họ cũng mất đi một nguồn thu đúng không nào?

2.2. Cắt giảm giờ làm nhân sự

Để kinh doanh café trong mua Covid-19 này thì biện pháp cắt giảm giờ làm nhân sự là một ý kiến hay. Bởi vì đặc thù của lĩnh vực này là nhân sự có thể làm theo ca, theo giờ mà không bắt buộc phải làm fulltime. Bạn cũng không cần phải cảm thấy áy náy vì ai cũng có thể hiểu và thông cảm ở thời điểm này. Sắp xếp ca làm một cách hợp lý để tất cả mọi người đều có thể đi làm. Và ngân sách dành cho nhân sự vẫn trong tầm kiểm soát.

2.3. Đẩy mạnh Marketing online cho tiệm café của mình

[caption id="attachment_4658" align="aligncenter" width="800"]marketing online for your coffee shop Để bám trụ trong mùa dịch Covid-19 thì hãy triển khai mạnh Marketing Online[/caption]

Nếu dịch bệnh kìm hãm đôi chân của khách hàng, khiến họ lo ngại việc tiếp xúc nơi đông người thì bán hàng trực tuyến là giải pháp hữu hiệu nhất. Có thể bớt ăn bớt chơi nhưng không thể bớt lướt web đúng không nào? Đặc biêt nếu bạn đã xây dựng được một lượng khách hàng trung thành thì họ sẽ rất khi vừa có thể ở nhà tránh dịch mà vẫn được thưởng thức hương vị thân quen. Vì vậy, hãy tập trung đẩy mạnh việc bán hàng online, có thể chạy quảng cáo để tăng lượng khách, tăng đơn hàng cho cửa hàng. Tôi nghĩ đây là một cách không thể tuyệt vời hơn nếu bạn muốn duy trì kinh doanh café trong mùa dịch Covid-19 này.

2.4. Đẩy mạnh hình thức giao hàng tận nơi

Nếu bán hàng online là điều kiện cần thì ship hàng là điều kiện đủ để vượt qua thời điểm khắc nghiệt này. Mô hình freeship đã được áp dụng khá nhiều nhưng chỉ là với các thương hiệu lơn. Còn các tiểu thương chưa thực sự đẩy mạnh vì vấn đề chi phí, nhân sự, doanh thu không đủ điều kiện. Nhưng trong kinh doanh bạn phải biết linh hoạt, cái gì cần đầu tư thì phải đầu tư, cái gì giúp bạn tồn tại thì phải áp dụng. Lúc này là thời điểm rất nhạy cảm, ngay cả bản thân chúng ta đều hạn chế đi lại những nơi công cộng thì khách hàng cũng vậy. Muốn bán được hàng bạn phải đẩy mạnh giao hàng tận nơi.

[caption id="attachment_4659" align="aligncenter" width="800"]kinh doanh cafe mua dich covid-19 thanh cong Đẩy mạnh giao hàng tận nơi kết hợp bán hàng online để vượt qua giao đoạn khó khăn này[/caption]

2.5. Trang bị nước rửa tay và giữ cho không gian quán luôn thoáng mát, sạch sẽ

Hãy trang bị một vài lọ nước rửa tay sát khuẩn ngày quầy ra vào để khách hàng có thể yên tâm ra vào quán của bạn. Và đừng quên nhắc nhở khách nhé, họ sẽ rất vui khi được người khác quan tâm. Như vậy lại một điểm cộng trong mặt khách hàng rồi đúng không nào! Ngoài ra, virus covid-19 sẽ khó có thể tồn tại và phát triển ở môi trường trên 26 độ C. Vì vậy hãy thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh để cửa hàng luôn sạch sẽ khô thoáng nhé.

Là một nhà kinh doanh bạn phải nhanh nhạy đánh giá được tình hình và có giải pháp phù hợp kịp thời. Dịch bệnh là điều không ai muốn và cũng không thể lường trước được. Điều quan trọng là cách chúng ta đối mặt và giải quyết như thế nào. Hãy coi đây là một bài học để giúp bạn trưởng thành hơn trong kinh doanh. Còn bây giờ hãy thử áp dụng những gợi ý mà Tủ Trưng Bày vừa chia sẻ về Kinh doanh cafe trong Mùa dịch Covid-19 nhé. Hi vọng bạn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúc các bạn thành công! Nếu còn bất cứ khó khăn gì hãy comment bên dưới bài viết chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Xin cảm ơn!

Chi tiết liên hệ: 

Địa chỉ: Số 447, Đường Phúc Diễn, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888
Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0979.931.945
Email: sales.tutrungbay@gmail.com
Website: https://tutrungbay.com.vn
Xem thêm: Tủ bánh cho quán cafe hiện đại ấn tượng

Bài viết được chia sẻ từ website : https://ift.tt/2RCyUj8


https://ift.tt/39dlmBv

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini từ A-Z

Một vài năm gần đây, nhu cầu mua sắm trong siêu thị tăng đột biến, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới chất lượng an toàn thực phẩm. Họ cho rằng mua hàng trong siêu thị sẽ được bảo đảm tính an toàn, nguồn gốc xuất xứ. Nhưng đối thủ kinh doanh siêu thị mini cũng không phải là ít. Nhìn ngang ngó dọc xung quanh, bạn có thể thấy các ông lớn như Vinmart hay Kmart, Circle K, Shop & Go…

Nói đến đây chắc nhiều người cảm thấy lo lắng liệu mình có cạnh tranh nổi với những thương hiệu lớn như trên không. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Hiện nay rất nhiều cửa hàng tiện lợi chung mặt hàng và khách hàng với mô hình siêu thị mini. Và bạn tương lai sẽ là một trong số đó. Đầu tiên hãy dành thời gian nghiên cứu lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini một cách đầy đủ chi tiết nhất. Nó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động. Vậy mở siêu thị mini cần gì, thủ tục mở siêu thị mini ra sao, mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. Mời các bạn cùng theo dõi.

[caption id="attachment_4639" align="aligncenter" width="800"]lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini như thế nào?[/caption]

1. Mở siêu thị mini cần thủ tục gì?

  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chứng nhận phòng cháy chữa cháy
  • Các giấy phép với ngành hàng đặc biệt

[caption id="attachment_4640" align="aligncenter" width="800"]lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini thong minh Tìm hiểu thị trường kinh doanh siêu thị mini cần phân tích yếu tố nào?[/caption]

2. Tìm hiểu thị trường để lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini

Để lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini thành công thì bước phân tích đánh giá thị trường là điều bắt buộc. Cụ thể trong giai đoạn này cần tìm hiểu những vấn đề gì?

  • Xác định đối tượng khách hàng

Việc xác định đối tượng khách hàng trước khi quá trình mua bán xảy ra giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng. Từ đó có chiến lược về giá, mặt hàng sản phẩm, chiến dịch marketing phù hợp. Đối với mô hình kinh doanh siêu thị mini thì bạn nên mở một cuộc khảo sát để phân loại khách hàng thành từng nhóm riêng (sinh viên, hộ gia đình..).

  • Xác định nhu cầu trong quá khứ và hiện tại

Khi mở siêu thị mini bạn cần tìm hiểu xem từng nhóm đối tượng khách hàng có khả năng và nhu cầu chi tiêu theo từng ngày, từng năm là bao nhiêu trong ba năm gần đây nhất. Để có số liệu chính xác thì tốt nhất là làm khảo sát với tập mẫu càng lớn càng tốt. Nhìn vào kết quả này bạn sẽ biết đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng của mình, đồng thời hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ để lên kế hoạch cung ứng hàng hóa.

  • Xác định nguồn cung trong quá khứ và hiện tại

Đây là bước quan trọng cần lưu ý trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh siêu thị mini. Xác định nguồn cung trong quá khứ và hiện tại sẽ giúp bạn liệt kê những đối thủ trong khu vực mà mình định kinh doanh. Tại bước này bạn cần thống kê chính xác số siêu thị mini được mở ra trong 3 năm trở lại đây, lượng khách trung bình theo ngày, năm của họ.

  • Dự báo lượng khách đến siêu thị

Trong cuộc khảo sát về nhu cầu tiêu dùng bạn có thể lồng ghép thêm một số câu hỏi về thói quen, tần suất mua sắm tại siêu thị của từng đối tượng khách hàng là bao nhiêu, từ đó dự báo lượng người mua tối đa. Tuy nhiên, đây chỉ là con số lý tưởng, bạn phải trừ bớt đi do yếu tố cạnh tranh và siêu thị chỉ mới khai trương chưa đủ sức thu hút.

  • Phân tích điểm mạnh điểm yếu của siêu thị mini

Nếu đã hiểu rõ các yếu tố bên ngoài thì tiếp theo bạn cần tìm hiểu những yếu tố bên trong khi mở siêu thị mini bằng việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Hãy lập bảng ma trận SWOT, kết hợp chéo các yếu tố, như vậy bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về kế hoạch của mình hơn.

3. Chốt địa điểm mở siêu thị mini

Phục vụ các mặt hàng thiết yếu vì vậy mà khách hàng tiềm năng của mô hình siêu thị mini hầu như có ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên vẫn nên chọn ở các khu vụ đông dân cư, ngay gần các tuyến phố lớn để di chuyện thuận tiện thì càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn những địa điểm đã có mật độ dày đặc các siêu thị mini khác để giảm thiểu mức độ cạnh tranh. Với diện tích từ 70m2 tới 120m2 sẽ là không gian vừa đủ để bắt đầu kinh doanh.

4. Tìm nguồn hàng đáng tin cậy

Nguồn vốn và doanh thu bị ảnh hưởng bởi yếu tố nguồn hàng, do đó các chủ đầu tư cần dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng cho bước này. Hãy liên hệ tới các đại lý phân phối lớn như BigC Metro để nhập hàng trong giai đoạn đầu. Bằng cách này bạn sẽ được cung cấp giá sỉ, nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại. Trong quá trình làm việc với đại lý phân phối bạn cần quan tâm tới chính sách của họ nhé. Ví dụ như hình thức giao hàng, thanh toán, đổi trả hàng, chất lượng sản phẩm…

Ngoài ra các chợ đầu mối cũng là một nguồn nhập hàng tiềm năng. Ở miền Bắc có thể kể đến: Chợ Đầu Mối Phía Bắc (cửa khâu Long Biên), chợ Đầu Mối Phía Nam (Đền Lừ), chợ Đồng Xuân, chợ La Phù, chợ Thổ Tang (Vĩnh Phúc). Ở miền Nam thì có chợ Tân Bình, chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bà Chiểu,…. Đây đều là những địa chỉ cung cấp hàng tiêu dùng lớn với giá sỉ tốt.

[caption id="attachment_4641" align="aligncenter" width="800"]thiet bi trong sieu thi mini Một số trang thiết bị cần có trong siêu thị mini là gì?[/caption]

5. Mua sắm trang thiết bị bán hàng

  • Một phần mềm quản lý bán hàng: Với hàng trăm hàng nghìn mặt hàng cần phải quản lý và chúng ta không thể nhớ hết tất cả mọi thứ liên quan tới sản phẩm được. Càng không thể kiểm soát xem mặt hàng này đã bán được bao nhiêu con bao nhiêu nếu không có phần mềm quản lý bán hàng. Bạn sẽ gặp rắc rối cực kỳ lớn, vì vậy trang bị nó trước khi bán hàng bạn nhé.
  • Một máy in hóa đơn: Khách hàng rất cần hóa đơn để tiện theo dõi đơn hàng của mình xem thừa thiếu thế nào. Nên bạn bắt buộc phải có một máy in hóa đơn.
  • Một đầu đọc mã vạch: Với đầu đọc mã vạch thì giúp bạn bán hàng nhanh hơn thông qua mã vạch và cũng giúp bạn quản lý hàng hóa theo mã vạch tránh nhầm lẫn
  • Một ngăn kéo đựng tiền: Nếu bạn không muốn mất mát trong quá trình thu tiền và quản trị tiền một cách cẩn thận hơn thì nên đầu tư vì chi phí khá rẻ. Xem thêm ngăn kéo đựng tiền.
  • Một bàn, quầy thu ngân: Bạn cần phải đầu tư một quầy thu ngân ở gần cửa chính để thu ngân cho khách hàng
  • Vậy với thực phẩm cần bảo quản lạnh thì sao? ví dụ như kem, thịt xúc xích, rau củ quả....Tham khảo bài viết sau: Tủ mát siêu thị, Siêu thị mini nên chọn loại tủ mát trưng bày nào? 
    còn một số thiết bị làm lành cho thực phẩm cần bảo quản lạnh: Tủ mát siêu thị,

6. Chiến lược tiếp thị

Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Số lượng siêu thị mini tăng lên từng ngày. Người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cả về giá, mặt hàng, địa điểm. Vì vậy bạn cần xây dựng kế hoạch marketing cho cửa hàng để thu hút và giữ chân khách hàng. Khi xây dựng chiến lược tiếp thị bạn nên lưu ý đến ngân sách và các kênh tiếp cận, vì hiện nay bên cạnh hình thức tiếp thị truyền thống thì các phương pháp trực tuyến cũng đem lại hiệu quả rất cao. Các hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng mà bạn có thể thực hiện gồm có:

  • Tích lũy điểm, tặng quà theo tuần, tháng
  • Chiết khấu, giảm giá bán cho khách hàng thân quen
  • Mở dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên mạng tăng sự tiện lợi cho khách hàng

Trên đây là những bước cần có khi lập kế hoạch kinh doanh siêu thị miniTủ Trưng Bày đã tích lũy được từ thực tế để chia sẻ với các bạn. Hi vọng bài viết đã mang tới nhiều thông tin hữu ích và phần nào giải đáp thắc mắc của các chủ đầu tư. Chúc các bạn thành công với ý tưởng tuyệt vời này nhé!

Chi tiết liên hệ:

Địa chỉ: Số 447, Đường Phúc Diễn, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888
Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0979.931.945
Email: sales.tutrungbay@gmail.com
Website: https://tutrungbay.com.vn

Bài viết được chia sẻ từ website : https://ift.tt/2RCyUj8


https://ift.tt/2J8QzeM

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Hỏi đáp mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Theo bạn mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Đây là chủ đề được bàn luận rất nhiều tại các buổi hội thảo về lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Còn bạn thì sao? Đáp án cho câu hỏi trên là gì?

Như các bạn đã thấy, để bắt đầu vận hành một siêu thị mini, chúng ta cần chuẩn bị khá nhiều thứ. Bên cạnh giấy tờ pháp lý, hệ thống trang thiết bị, hàng hóa…thì ở giai đoạn đầu cần xác định mình có bao nhiêu vốn và có thể xoay chuyển nó như thế nào. Quy mô, hình thức kinh doanh, số lượng hàng hóa, vị trí tọa lạc…sẽ là các yếu tố chính phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn. Nói đến đây chắc các bạn đã bắt đầu cảm thấy hoang mang rồi đúng không nào. Tuy nhiên, đừng vội lo lắng, những chia sẻ hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ cởi từng nút thắt cho bạn. Đào sâu nó cùng với Tủ Trưng Bày trong chủ đề Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn nhé.

[caption id="attachment_4631" align="aligncenter" width="800"]mo sieu thi mini can bao nhieu von Cần đầu tư bao nhiêu vốn để siêu thị mini được đi vào hoạt động?[/caption]

1. Chi phí ban đầu

1.1. Chi phí setup

Đây là các chi phí cơ bản nhất để bắt đầu kinh doanh siêu thị mini. Đó có thể là: việc đặt tên, làm nhãn hiệu, chi phí sửa chữa, sơn, chạy lại đường điện, nước. Tùy vào việc mặt bằng bạn có cũ hay mới, thiết bị đầy đủ hay chưa mà chi phí này thay đổi trong từng trường hợp. Theo kinh nghiêm của tôi để sở hữu một mặt bằng đẹp bạn cần bỏ ra từ 100-250 triệu. Căn cứ vào ví tiền của bạn sẽ setup các yếu tố này sao cho hợp lý với tổng thể của cả cửa hàng. Có những siêu thị mini chỉ cần đầu tư 30-50 triệu cũng ổn nhưng để tạo ấn tượng, sự khác biệt thì rất khó.

1.2. Chi phí phần mềm quản lý siêu thị mini

Chi phí phần mềm quản lý là yếu tố cần phải điểm danh khi được hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Với hàng nghìn mã hàng, date phức tạp và khác nhau, cập nhật hàng ngày, hàng giờ, việc không có phần mềm quản lý siêu thị khiến kho của bạn sẽ trở thành kho chứa đồ lộn xộn chỉ trong 1 tuần. Nếu quá trình quản lý lỏng lẻo, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái ngợp, mất kiểm soát, căng thẳng với mớ lộn xộn trên. Hằng ngày đối diện với tá câu hỏi như sản phẩm này còn hay hết hàng? Còn thì còn bao nhiêu? Hết từ khi nào? Ngày nhập về là ngày nào?...Để giải quyết vấn đề đó thì việc sử dụng phần mềm quản lý siêu thị mini gần như bắt buộc. Hơn nữa, bạn sẽ giảm 1 khoản chi phí đáng kể cho việc bảo quản, thất thoát, hư hỏng.

1.3. Chi phí cơ sở vật chất hạ tầng

Cơ sở vật chất là khoản chi phí tương thích đối với từng siêu thị, gồm có những thứ như: điều hòa, bàn thu ngân, quầy kệ, quạt cắt gió, tủ đông siêu thị,tủ mát siêu thị, tủ mát trưng bày trái cây, máy tính, máy in bill, máy quét mã vạch, máy in, máy in mã vạch, máy in tem phụ, cân điện tử, tem giá, handhel, tuy nhiên khuyến cáo các cơ sở vật chất bắt buộc phải có ngoài quầy kệ là điều hòa và tem giá. Các loại tủ như tủ nước, tủ sữa chua, tủ kem nhà cung cấp có thể cung cấp cho bạn mượn với điều kiện bạn đạt mức doanh số đề ra và đảm bảo không có nhãn hàng khác được trưng bày trong tủ.

2. Chi phí hàng tháng

[caption id="attachment_4632" align="aligncenter" width="800"]các khoản chi phí khi mo sieu thi mini Các chi phí hàng tháng bao gồm mặt bằng, nhân sự, vận hành bạn cần quan tâm khi mở siêu thị mini[/caption]

2.1. Chi phí mặt bằng

Chi phí thuê nhà sẽ quyết định khá nhiều tới việc “mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?”. Thông thường số tiền bỏ ra cho mặt bằng khá lớn vì bạn phải trả theo một kỳ dài hạn. Nếu địa điểm là trung tâm nội thành thì chi phí càng đẩy lên rất nhiều. Chính vì thế cần tính toán kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng. Một lưu ý quan trọng đó là vấn đề cân đối và duy trì đến điểm hòa vốn sẽ phụ thuộc vào tiền thuê nhà của bạn. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc tới trường hợp cửa hàng sẽ tồn tại trong lâu nếu không bán được tốt như kỳ vọng?

Chi phí thuê mặt bằng được coi là chi phí không không hoàn. Có nghĩa là khi thời gian trôi đi, bạn thuê 3 tháng, 6 tháng, 1 năm thì một khi đã chi ra thì không có cách nào để cắt lỗ hay thu hồi giảm thiểu mất mát. Và bạn cần phải tính thêm vào chi phí này khoản phần trăm lãi so với gửi ngân hàng. Khoản này tuy nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến hạch toán của bạn. Trường hợp có sẵn mặt bằng thì cần quy đổi mặt bằng đó ra chi phí thuê, tránh hoạt động sinh lãi nhưng là lãi từ tiền thuê mặt bằng mà thực tế là đang lỗ

2.2. Chi phí nhân sự

Tương tự như chi phí thuê mặt bằng, nhân sự là một trong 3 yếu tố chính cần list vào trong bản kế hoạch về mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Để một cửa hàng hoạt động ổn định cần tối thiểu 2 nhân viên và dao động từ 15 triệu mỗi tháng. Để tiết kiệm chi phí này, bạn có thể cắt giảm nhân sự khi chính bạn kiêm luôn vị trí nhân viên đó. Có thể vừa làm thu ngân vừa bán hàng. Nhưng để đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh thì cần phải tính cả lương của bạn vào trong đó.

2.3. Chi phí vận hành

Tiền dành cho việc chi trả điện, nước, các loại thuế phí đi kèm được coi là chi phí vận hành. Loại chi phí này nhiều hay ít phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng của siêu thị. Nếu quy mô lớn thì có thể lên tới hàng chục triệu mỗi tháng. Đơn giản các thiết bị làm lạnh như tủ kem, tủ trưng bày nước ngọt, điều hòa…ngốn khá nhiều điện năng. Bạn nên dự trù dư một chút cho khoản vận hành này để tránh trường hợp không đủ khả năng quay vòng vốn.

Cụ thể hơn cho bạn: Với diện tích siêu thị mini dưới 100m2, cơ sở vật chất dành cho siêu thị mini với diện tích này chỉ cần 1 điều hòa, 1 tủ mát, 1 tủ kem thì tiền điện chỉ rơi vào khoảng 5 đến 6 triệu mỗi tháng, những với những siêu thị mini có diện tích lớn, tập trung vào dòng hàng fresh, vận hành có thể lên tới 2, 3 điều hòa, 2 tủ kem, 2 tủ nước, 1 tủ mát để trái cây, 1 tủ mát bơ sữa thì tiền điện hàng tháng có thể lên tới 25 đến 30 triệu mỗi tháng.

3. Chi phí phát sinh cần thiết

[caption id="attachment_4633" align="aligncenter" width="800"]chi phi phat sinh khi kinh doanh sieu thi mini Có những loại chi phí phát sinh nào cần liệt kê trong bản kế hoạch vốn kinh doanh siêu thị mini?[/caption]

3.1. Chi phí nhập hàng

Cuối cùng, hàng hóa sẽ là yếu tố thứ 3 để quyết định xem mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Ban đầu cần đầu tư rất lớn vào nguồn hàng để chuẩn bị của buổi khai trương, sau khi đi vào hoạt động thì mới điều chỉnh lên xuống khi mặt hàng đó hết. Với những siêu thị mini diện tích từ 70m2 đến 160m2 số lượng mã hàng nhập vào chỉ nên từ 1800 đến 3000 mã hàng. Dao động từ 300 tới 500 triệu cho số hàng cần nhập này. Một lưu ý dành cho các chủ kinh doanh đó là số tiền nhập hàng để quay vòng cần chuẩn bị hàng tuần bằng 1.5 lần doanh số nhập của lượng hàng bán trong tuần.

3.2. Chi phí trang trí thời vụ

Để gây ấn tượng hơn trong mắt người tiêu dùng buộc phải bạn phải đầu tư 1 khoản chi phí cho việc thay đổi bộ mặt siêu thị. Một năm có các sự kiện đáng chú ý để thúc đẩy doanh thu như: Tết, 14/2, 8/3, 1/6, trung thu, 20/10, Noel. Tùy vào tầm quan trọng, việc chi phí và thời gian chi phí cho các sự kiện này kéo dài từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu chi li, các bạn có thể tính cả chi phí tồn kho hàng thời vụ vào mục chi phí này. Ví dụ khi nhập cây thông noel về để bán noel, bạn cần trưng bày sản phẩm từ 15/10 trên kệ hàng nhưng phải đến 15/11 khách hàng mới bắt đầu mua sản phẩm và đến 10/12 mới đạt được điểm rơi bán hàng. Việc đặt cây thông noel từ 15/10 sẽ khiến siêu thị mini của bạn mất một khoảng không gian trưng bày sản phẩm khác, tuy nhiên nếu không trưng bày như vậy, siêu thị của bạn sẽ bị khách hàng gạt ra khỏi nhận định mua cây thông noel ngày 20/12.

3.3. Chi phí hư hỏng hao hụt hàng hóa

Bạn có biết rằng kiểm soát tốt chi phí hư hỏng hao hụt hàng hóa sẽ giúp siêu thi không bị hao mòn vốn quá mức? 2% doanh thu sẽ là con số lý tưởng cần đầu tư cho loại chi phí hao hụt này. Giải pháp đó là hãy đầu tư vào phần mềm quản lý, hạ tầng số để trường hợp hàng hóa quá hạn, cận ngày. Khi đó siêu thị buộc phải giảm giá hoặc hủy bỏ, như vậy doanh thu sẽ bị thâm hụt rất lớn. Chắc hẳn không ai mong muốn điều đó đúng không nào?

Hiện nay người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế mà mô hình kinh doanh siêu thị mini cũng từ đó mà phát triển. Và câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn là hoàn toàn dễ hiểu. Nếu bạn có đam mê kinh doanh, yêu thích mô hình này đừng chần chừ lên kế hoạch cho nó ngay hôm nay. Với sự phân tích chia sẻ chi tiết như trên thì Tủ Trưng Bày hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về số vốn. Nếu vẫn còn lo lắng hay băn khoăn gì đừng ngần ngại, hãy chia sẻ nó ở dưới phần comment nhé. Xin cảm ơn!

Xem thêm: Tủ lạnh đứng cửa kính không thể thiếu trong siêu thị mini

Chi tiết liên hệ:

Địa chỉ: Số 447, Đường Phúc Diễn, P.Xuân Phương, Q.Nam Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0979.184.688 – 0979.184.888
Phòng kỹ thuật, bảo hành: 0979.931.945
Email: sales.tutrungbay@gmail.com
Website: https://tutrungbay.com.vn

Bài viết được chia sẻ từ website : https://ift.tt/2RCyUj8


https://ift.tt/33wcXIf

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Content Expansion: From Prompt to Paragraph to Published Page - Whiteboard Friday

Posted by rjonesx.

We've all been there. You're the SEO on point for a project, and you're also the one tasked with getting great content written well and quickly. And if you don't have an expert at your disposal, great content can seem out of reach.

It doesn't have to be. In today's Whiteboard Friday, Russ Jones arms you with the tools and processes to expand your content from prompt to paragraph to published piece.

Click on the whiteboard image above to open a high resolution version in a new tab!

Video Transcription

Hey, folks, great to be back here with you on Whiteboard Friday. Today we're going to be talking about content expansion. It's a term you probably haven't heard before because I just made it up. So hopefully, it will be useful in the future for you. But I think you'll get the gist of exactly what we're trying to accomplish here.

How do SEOs produce great content when they're not subject matter experts?

You see, search engine optimizers have this really bizarre responsibility. We are often asked by our clients to produce content about things we have no business writing about. As a search engine optimizer, we know exactly the kinds of things that make content good for Google, but that doesn't mean we have any domain knowledge about whatever it is our customer does.

Maybe your customer is an artist of some sort or your customer runs a restaurant. You might not know anything about it, but you still might have a deadline to hit in order to get good content that talks in depth about some sort of topic which really isn't in your wheelhouse. Today I'm going to talk about a couple of tricks that you can use in order to go from a prompt to a couple of paragraphs and then ultimately to a published page, to a good piece of content.

Caveat: If an expert can create the content, they should

Now I want to step back for a second and just make one thing clear. This is not the preferred way to produce content. If you can have an expert produce the content, by all means have the expert produce the content, and then you go to work optimizing that content to make it the best it possibly can be. That's the way it ought to be done whenever possible.

But we know that's not the case. The truth is that most small business owners don't have the time to write lengthy articles about their services and their offerings and what makes them special and the kinds of things that their customers might need. They have a business to run. There's nothing unethical about taking the time to actually try and write a good piece of content for that customer.

But if you're going to do it, you really should try and create something that's of value. Hopefully this is going to help you do exactly that. I call this content expansion because the whole purpose is to start from one small prompt and then to expand it a little and expand it a little and expand it even more until eventually you are at something that's very thorough and useful and valuable for the customers who are reading that content.

Each one of the individual steps is just sort of like taking a breath and blowing it into a balloon to make it a little bigger. Each step is manageable as we expand that content. 

1. Start with a prompt

First, we have to start with some sort of topic or prompt. In this example, I've decided just bike safety off the top of my head. I'm here in Seattle and there are bikes everywhere.

It's completely different from North Carolina, where I'm from, where you've got to get in a car to go anywhere. But with the prompt bike safety, we now have to come up with what are we going to talk about with regard to bike safety. We pretty much know off the top of our heads that helmets matter and signaling and things of that sort. 

Find the questions people are asking

But what are people actually asking? What's the information they want to know? Well, there are a couple of ways we can get at that, and that's by looking exactly for those questions that they're searching. One would be to just type in "bike safety" into Google and look for PAAs or People Also Ask. That's the SERP feature that you'll see about halfway down the page, which often has a couple of questions and you can click on it and there will be a little featured snippet or paragraph of text that will help you answer it.

Another would be to use a tool like Moz Keyword Explorer, where you could put in "bike safety" and then just select from one of the drop-downs "are questions" and it would then just show you all the questions people are asking about bike safety. Once you do that, you'll get back a handful of questions that people are asking about bike safety.

In this case, the three that came up from the PAA for just bike safety were: 

  • Is riding a bike safe? 
  • How can I improve safety?
  • Why is bike safety important? 

What this does is start to get us into a position where now we're building out some sort of outline of the content that we're going to be building.

Build the outline for your content

We've just expanded from a title that said bike safety to now an outline that has a couple of questions that we want to answer. Well, here's the catch. Bike safety, sure, we've got some ideas off the top of our heads about what's important for bike safety. But the real thing that we're trying to get at here is authoritative or valuable content.

Well, Google is telling you what that is. When you press the button to show you what the answer is to the question, that's Google telling you this is the best answer we could find on the internet for that question. What I would recommend you do is you take the time to just copy the answer to that PAA, to that question. Why is bike safety important?

You click the button and it would show you the answer. Then you would write down the citation as well. But if you think about it, this is exactly the way you would write papers in college. If you were writing a paper in college about bike safety, you would go into the library, identify books on safety studies, etc. Then you would go through and then you would probably have note cards pulled out.

You would find a particular page that has an important paragraph. You would write a paraphrase down, and then you would write the citation down. This is the exact same thing. I'm not telling you to copy content. That's not what we're going to be doing in the end. But at the same time, it is the way that we take that next step of expanding the content. What we've done here is we've now gone from a topic to a couple of questions.

Now for each of those questions, we've kind of got an idea of what the target answer is. But, of course, the featured snippet isn't the whole answer. The featured snippet is just the most specific answer to the question, but not the thorough one. It doesn't cover all the bases. So what are some of the things we can do to expand this even further? 

2. Extract & explain entities

This is where I really like to take advantage of NLP technologies, natural language programming technologies that are going to allow us to be able to expand that content in a way that adds value to the user and in particular explains to the user concepts that both you, as the writer in this particular case, and they, as the reader, might not know.

My favorite is a site called dandelion.eu. It's completely free for a certain amount of uses. But if you're going to be producing a lot of content, I would highly recommend you sign up for their API services. What you're going to do is extract and explain entities

Imagine you've got this featured snippet here and it's talking about bike safety. It answers the question, "Why is bike safety important?" It says that bicyclists who wear their helmets are 50% less likely to suffer traumatic brain injuries in a wreck or something of that sort. That's the answer in the featured snippet that's been given to you. 

Well, perhaps you don't know what a traumatic brain injury is, and perhaps your readers don't know what that is and why it's important to know that one thing protects you so much from the other.

Identify and expand upon terminology for your questions

That's where entity extraction can be really important. What dandelion.eu is going to do is it's going to identify that noun phrase. It's going to identify the phrase "traumatic brain injury," and then it's going to give you a description of exactly what that is. Now you can expand that paragraph that you originally pulled from the featured snippet and add into it a citation about exactly what traumatic brain injury is.

This will happen for all the questions. You'll find different terminology that your reader might not know and then be able to expand upon that terminology. 

3. Create novel research

Now the one thing that I want to do here in this process is not just take advantage of content other people have written about, but try and do some novel research. As you know, Google Trends is probably my favorite place to do novel research, because if there is any topic in the world, somebody is searching about it and we can learn things about the way people search.



Use Google Trends

For example, in this Google Trends that I did, I can't remember the exact products that I was looking up, but they were specific bike safety products, like, for example, bike lights, bike mirrors, bike video cameras or bike cameras, etc. In fact, I'm almost positive that the red one had to do with bicycle cameras because they were becoming cheaper and more easily accessible to bicyclists. They've become more popular over time. Well, that's novel research. 

Bring insights, graphs, and talking points from your novel research into your writing

When you're writing this article here about bike safety, you can include in it far more than just what other people have said. You can say of the variety of ways of improving your bike safety, the use of a bike camera has increased dramatically over time.

4. Pull it all together

All right. So now that you've got some of this novel research, including even graphs that you can put into the content, we've got to pull this all together. We started with the prompt, and then we moved into some topics or questions to answer. Then we've answered those questions, and then we've expanded them by giving clarity and definitions to terms that people might not understand and we've also added some novel research.

Rewrite for relevancy

So what's next? The next step is that we need to rewrite for relevancy. This is a really important part of the process. You see chances are, when you write about a topic that you are not familiar with, you will not use the correct language to describe what's going on. I think a good example might be if you're writing about golf, for example, and you don't know what it means to accidentally hit a golf ball that goes to the right or to the left.

Find relevant words and phrases with nTopic

Which one is a hook and a slice? Now, those of you who play golf I'm sure know right off the top of your head. But you wouldn't know to use that kind of terminology if you weren't actually a golfer. Well, if you use a tool like nTopic — it's at nTopic.org — and you write your content and place it in there and then give bike safety as the keyword you want to optimize for, it will tell you all of the relevant words and phrases you ought to be using in the content.

In doing so, you'll be able to expand your content even further, not just with further language and definitions that you know, but with the actual language that experts are using right now whenever they're talking about bike safety or whatever topic it is. 

Examine (and improve) your writing quality with the Hemingway app

The next thing that I would say is that you really should pull things back and take a chance to look at the quality of the writing that you're producing.

This whole time we've been talking mostly about making sure the content is in-depth and thorough and covers a lot of issues and areas and uses the right language. But we haven't spent any time at all talking about is this actually written well. There's a fantastic free app out there called Hemingway app.

If you haven't heard of it, this is going to make your day. [Editor's note: It made mine!] Every writer in the world should be using a tool like this. You just drop your content in there, and it's going to give you all sorts of recommendations, from correcting grammar to using different words, shortening sentences, passive and active voice, making sure that you have the right verb tenses, etc. It's just incredibly useful for writing quality content. 

Two important things to remember:

Now there are two things at the end that matter, and one is really, really important in my opinion and that is to cite

1. Cite your sources — even if they're competitors!

You see, when you've done all of this work, you need to let the world know that this work, one, isn't only created by you but, two, is backed up by research and information provided by other professionals.

There is no shame whatsoever in citing even competitors who have produced good content that has helped you produce the content that you are now putting up. So cite. Put citations directly in. Look, Wikipedia ranks for everything, and every second sentence is cited and links off to another website. It's insane.

But Google doesn't really care about the citation in the sense that somebody else has written about this. What you're really interested in is showing the users that you did your homework. 

2. Take pride in what you've accomplished!

Then finally, once you're all done, you can publish this great piece of content that is thorough and exceptional and uniquely valuable, written well in the language and words that it should use, cited properly, and be proud of the content that you've produced at the end of the day, even though you weren't an expert in the first place.

Hopefully, some of these techniques will help you out in the long run. I look forward to seeing you in the comments and maybe we'll have some questions that I can give you some other ideas. Thanks again.

Video transcription by Speechpad.com


Sign up for The Moz Top 10, a semimonthly mailer updating you on the top ten hottest pieces of SEO news, tips, and rad links uncovered by the Moz team. Think of it as your exclusive digest of stuff you don't have time to hunt down but want to read!


https://ift.tt/2xuup3S

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

We Need to Talk About Google's “People Also Ask”: A Finance Case Study

Posted by barryloughran

For a while now, I’ve been disappointed with the People Also Ask (PAAs) feature in Google’s search results. My disappointment is not due to the vast amount of space they take up on the SERPs (that’s another post entirely), but more that the quality is never where I expect it to be.

Google has been running PAAs since April 2015 and they are a pretty big deal. MozCast is currently tracking PAAs (Related Questions) across 90% of all searches, which is more than any other SERP feature.

The quality issue I’m running into is that I still find several obscure PAA questions and results or content from other countries.

When I run searches that have a universal answer, such as “can you eat raw chicken?”, the answer is universally correct so there is no issue with the results. But when I run a search that should return local (UK) content, such as “car insurance”, I’m finding a heavy influence from the US — especially around YMYL queries. 


I wanted to find out how much of an issue this actually is, so my team and I analyzed over 1,000 of the most-searched-for keywords in the finance industry, where we would expect UK PAA results.

Before we dig in, my fundamental question going into this research was: “Should a financial query originating in the UK, whose products are governed within UK regulations, return related questions that contain UK content?”

I believe that they should and I hope that by the end of this post, you agree, too.

Our methodology

To conduct our analysis, we followed these steps:

1. Tag keywords by category and sub-category:

2. Remove keywords where you would expect a universal result, e.g. “insurance definition”.

3. Extract PAAs and the respective ranking URLs using STAT.

4. Identify country origin through manual review: are we seeing correct results?

Our findings

55.1% of the 4,507 available financial PAAs returned non-UK content. US content was served 50.5% of the time, while the remaining 4.6% was made up of sites from India, Australia, Canada, Ireland, South Africa, Spain, and Singapore.

Results by category

Breaking it down by category, we see that personal finance keywords bring back a UK PAA 33.72% of the time, insurance keywords 52.10%, utilities keywords 64.89%, and business keywords 38.76%.

Personal finance

Digging into the most competitive products in the UK, personal finance, we found that a significant percentage of PAAs brought back US or Indian content in the results.

Out of the 558 personal finance keywords, 186 keywords didn’t bring back a single UK PAA result, including:

  • financial advisor
  • first credit card
  • best car loans
  • balance transfer cards
  • how to buy a house
  • best payday loans
  • cheap car finance
  • loan calculator

Credit cards

17.41% of credit card PAAs were showing UK-specific PAAs, with the US taking just over four out of every five. That’s huge.

Another surprising find is that 61 out of 104 credit card keywords didn’t bring back a single UK PAA. I find this remarkable given the fact that the credit card queries originated in the UK.

Loans

Only 15.8% of searches returned a UK PAA result with over 75% coming from the US. We also saw highly-competitive and scrutinized searches for keywords like “payday loans” generate several non-UK results.

Mortgages

While the UK holds the majority of PAA results for mortgage-related keywords at 53.53%, there are still some major keywords (like “mortgages”) that only bring back a single UK result. If you’re searching for “mortgages” in the UK, then you want to see information about UK mortgages, but instead Google serves up mainly US results.

Insurance

Insurance results weren’t as bad as personal finance. However, there was still a big swing towards the US for some products, such as life insurance.

Out of the 350 insurance keywords tested, there were 64 keywords that didn’t bring back a single UK PAA result, including:

  • pet insurance
  • cheap home insurance
  • life insurance comparison
  • car insurance for teens
  • cheap dog insurance
  • types of car insurance

Car insurance

60.54% of car insurance PAAs were showing UK-specific PAAs, with the US taking 36.97%. Out of the 132 keywords that were in this sub-category, UK sites were present for 118, which is better than the personal finance sub-categories.

Home insurance

As one of the most competitive spaces in the finance sector, it was really surprising to see that only 56.25% of results for home insurance queries returned a UK PAA. There are nuances to policies across different markets, so this is a frustrating and potentially harmful experience for searchers.

Utilities

Although we see a majority of PAAs in this keyword category return UK results, there are quite a few more specific searches for which you would absolutely be looking for a UK result (e.g. “unlimited data phone contracts”) but that bring back only one UK result.

One interesting find is that this UKPower page has captured 35 PAAs for the 49 keywords it ranks for. That’s an impressive 71.43% — the highest rating we’ve seen across our analysis.

Business

At the time of our analysis, we found that 36.7% of business-related PAAs were from the UK. One of the keywords with the lowest representation in this category was "business loans", which generated only 6.25% UK results. While the volume of keywords are smaller in this category, there is more potential for harm with serving international content for queries relating to UK businesses.

What pages generate the most PAA results?

To make this post a little more actionable, I aggregated which URLs generated the most PAAs across some of the most competitive financial products in the UK. 

Ironically, four out of the top 10 were US-based (cars.news.com manages to generate 32 PAAs across one of the most competitive industries in UK financial searches: car insurance). A hat tip to ukpower.co.uk, which ranked #1 in our list, generating 35 results in the energy space.

To summarize the above analysis, it’s clear that there is too much dominance from non-UK sites in finance searches. While there are a handful of UK sites doing well, there are UK queries being searched for that are bringing back clearly irrelevant information.

As an industry, we have been pushed to improve quality — whether it’s increasing our relevancy or the expertise of our content — so findings like these show that Google could be doing more themselves.

What does this mean for your SEO strategy?

For the purpose of this research, we only looked at financial terms, so whilst we can’t categorically say this is the same for all industries, if Google is missing this much across financial YMYL terms then it doesn’t look good for other categories.

My advice would be that if you are investing any time optimizing for PAAs, then you should spend your time elsewhere, for now, since the cards in finance niches are stacked against you.

Featured Snippets are still the prime real estate for SEOs and (anecdotally, anyway) don’t seem to suffer from this geo-skew like PAAs do, so go for Featured Snippets instead.

Have you got any thoughts on the quality of PAAs across your SERPs? Let me know in the comments below!


Sign up for The Moz Top 10, a semimonthly mailer updating you on the top ten hottest pieces of SEO news, tips, and rad links uncovered by the Moz team. Think of it as your exclusive digest of stuff you don't have time to hunt down but want to read!


https://ift.tt/2TQ213O

Mách bạn cách làm kem tươi bằng máy ngon “nút lưỡi”

Kem luôn là một trong những món ăn khoái khẩu nhất của hầu hết tất cả mọi người bởi hương vị mát lạnh, thơm ngon, ngọt ngọt, đa dạng về màu ...